Tại sao nền kinh tế Trung Quốc vật lộn khi nhu cầu tiêu dùng lao dốc?

Kinh tế

– Sự tăng trưởng của nền kinh tế Trung Quốc trong hàng thập kỷ trở lại đây nằm ở việc bán hàng cho cả thế giới và sức hút từ thị trường tiêu dùng 1.4 tỷ dân
– Không chỉ do thương chiến với Mỹ mà còn cả các hiệu ứng khác làm cho người dân đang thắt chặt chi tiêu, các doanh nghiệp Trung Quốc đang khốn đốn khi đường ra quốc tế khó khăn và thị trường trong nước cũng bị hạn chế

Bài viết cũng được đăng trên Lotus Việt Nam

Trương Vĩnh Cần, 42 tuổi, đã cưới vợ và là bố của một cậu con trai tuổi teen, đang là nhân viên kinh doanh của một công ty Bất động sản ở thành phố Thái Nguyên cho biết, công ty của anh ta có doanh số bằng không trong tháng vừa rồi khi chính phủ bắt đầu kiểm soát chặt chẽ thị trường nhà đất nhằm kiềm chế giá cả và mức tín dụng. Thu nhập của anh cũng bị ảnh hưởng theo khi đã tụt đi một nửa từ một năm trước. Với tình trạng ảm đạm của thị trường, anh Trương còn phải cắt giảm chi tiêu trong một khoảng thời gian nữa, với anh nhu cầu mua nhà đất của người dân xuống dốc còn nguy hiểm hơn cuộc chiến tranh thương mại với Mỹ gần đây.

“Chẳng còn tiền để mua nhà, cũng chẳng có tiền để mua xe mới nữa, đây là thời điểm khó khăn nhất với tôi từ trước đến giờ”, người đàn ông tuổi Rồng sinh năm 1976 than thở.

Ảnh 2.
Mức tăng trưởng quý 3/2019 chỉ còn 6.0%, mức thấp nhất trong 27 năm qua.

Mức tăng trưởng kinh tế trong quý 3 chỉ còn 6.0%, mức thấp nhất trong gần 30 năm qua, con số này có thể là cao với nhiều quốc gia khác, nhưng với các doanh nghiệp Trung Quốc thì nó chưa đủ để họ quay vòng sản xuất và trả nợ.

Các nhà lãnh đạo thì luôn tự tin vào việc Trung Quốc có thể đứng vững trước các đòn đánh thương mại của Trump, Ủy ban trung ương cũng xác nhận sẽ ủng hộ khối doanh nghiệp tư nhân phát triển, tuy vậy ai cũng biết nền kinh tế Trung quốc bị chi phối bởi các doanh nghiệp nhà nước và chính quyền thì chưa có động thái về chính sách đáng kể nào để vực lại khối doanh nghiệp tư nhân ngoài việc hô hào khẩu hiệu.

Thủ tướng Trung Quốc – Lý Bằng, trong cuộc hội đàm với các nhà lãnh đạo địa phương đã tuyên bố mục tiêu của chính phủ là chống lại áp lực suy thoái kinh tế và đảm bảo hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế trong năm nay. Ông cho rằng, các chủ thể trong nền kinh tế đang phải đối mặt với tình trạng thắt chặt chi tiêu của người dân, lần hiếm hoi một thành viên nội các thừa nhận áp lực nội bộ từ trong nước.

Động lực tăng trưởng của nền kinh tế Trung Quốc trong hàng thập kỷ vừa qua là nhờ vào việc trở thành công xưởng của thế giới, xuất khẩu bán hàng cho tất cả các quốc gia khác, thứ hai là nhờ vào thị trường 1.4 tỷ dân làm động lực cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước đến để sản xuất hàng hóa.

Từ sau khi bước vào thế kỷ 21, yếu tố thứ hai được chính quyền Bắc Kinh ưu ái phát triển để tạo nền tảng cho nền kinh tế đi lên, không chỉ thế, 1.4 tỷ dân còn luôn được xem là con bài quyền lực trong tay Trung Quốc để chèn ép các doanh nghiệp và các quốc gia khác nếu muốn vào Trung Quốc làm ăn. Thực tế, Bắc Kinh kỳ vọng thị trường tiêu dùng trong nước sẽ dần dần trở thành động lực tăng trưởng chính, thay thế cho mảng xuất khẩu và đầu tư, 2 mảng vốn được đài thọ bằng bong bóng tín dụng và các dự án bất động sản hoang vắng, không có người ở. Tuy nhiên, giá cả đắt đỏ, nguy cơ thất nghiệp đang bủa vây người dân làm cho họ thắt chặt các khoản chi tiêu lớn như mua nhà cửa hay ô tô.

Ảnh 3.
Người dân thắt chặt chi tiêu đang là áp lực cho nền kinh tế trong nước

Ảnh hưởng từ thương chiến với Mỹ có vẻ thấp hơn so với dự báo, khi mà lượng xuất khẩu đến Mỹ giảm 11% nhưng lượng xuất khẩu ra thế giới chỉ giảm 0.1%, doanh số bán lẻ cũng tăng 8.2% trong 9 tháng đầu năm, chưa rõ sự tăng trưởng bán lẻ có chịu ảnh hưởng bởi việc tăng giá cả tiêu dùng hay không nhưng một số ngành khác như ô tô đã tụt giảm 11.7%. Nỗi lo thất nghiệp cũng lởn vởn trong bầu không khí của người dân khi các doanh nghiệp đang tìm cách cắt giảm nhân sự. Quỹ tiền tệ quốc tế IMF đưa ra dự báo mức tăng trưởng năm 2019 của Trung Quốc là 6.1%, giảm từ con số 6.6% năm ngoái và giảm tiếp xuống mức 5.8% năm 2020.

Nhưng kể cả các con số trên cũng bị các nhà phân tích nghi ngờ sự xác thực của chúng, hai nhà kinh tế học Yingyao Hu và Jiaxiong Yao thuộc Đại học Johns Hopkins cho rằng, con số tăng trưởng kinh tế đúng ra chỉ nằm ở mức 3%, các số liệu thống kê kinh tế chính thức đã bị chế biến tăng lên khoảng 20%. Họ thậm chí còn đưa ra bằng chứng là các bức ảnh vệ tinh cho thấy thành phố vào ban đêm còn tối hơn trước đây, chứng tỏ các hoạt động kinh tế đang giảm sút.

Trong tình cảnh bị Trump khai chiến, Bắc Kinh đang giang rộng vòng tay với các nước khác, đảm bảo rằng các doanh nghiệp nước ngoài được bảo vệ tại Trung Quốc đồng thời sẽ cải cách kinh tế để tạo thêm cơ hội cho các nhà đầu tư. Cũng may rằng, vị tổng thống hung hăng Donal Trump lại tiếp tay cho Bắc Kinh khi đi khiêu chiến với tất cả các đối tác lớn của Mỹ, viễn cảnh cuộc thương chiến sắp tới có lẽ ai là cuộc đua xem ai tránh trở thành kẻ bị cô lập hơn là điều hành kinh tế thật sự.

Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x