Thực tế của doanh nghiệp và người dân từ chối số liệu tăng trưởng của chính phủ Trung Quốc như thế nào?

Kinh tế

– Thu ngân sách giảm trong đó khoản thu từ lợi nhuận của doanh nghiệp và thu nhập người dân giảm mạnh nhưng GDP quý 3 vẫn tăng 6.0% là sự vô lý.
– Sự phân biệt đối xử giữa khối doanh nghiệp nhà nước với khối tư nhân đang bóp nghẹt động lực tăng trưởng chính của nền kinh tế.
– Nền kinh tế Trung quốc vẫn cồng kềnh với một loạt gánh nặng từ các doanh nghiệp nhà nước đang mang vác một số nợ khổng lồ và hệ thống công chức thiếu hiệu quả.

Bài viết cũng được đăng trên Lotus Việt nam

Chính phủ Trung Quốc công bố số liệu tăng trưởng GDP quý 3/2019 là 6.0% đồng thời thừa nhận có khả năng rơi xuống dưới ngưỡng này vào quý 4, thậm chí theo các nhà kinh tế, kỷ nguyên tăng trưởng 5% sẽ bao phủ nền kinh tế nước này trong suốt năm 2020 sắp tới.

Tuy vậy, nếu xem xét các chỉ số như lợi nhuận của các doanh nghiệp, thu ngân sách hay thu nhập của dân chúng thì mọi thứ không hề khớp với số liệu mà chính phủ công bố, các chỉ số này đều tăng rất chậm hoặc thậm chí là giảm trong 3 quý liên tiếp, hay có thể nói con số tăng trưởng GDP đã bị thổi phồng. Việc này có vẻ  giống như đối thủ của Bắc Kinh lúc này, Tổng thống Donal Trump cũng từng yêu cầu các kỹ thuật viên vẽ thêm người vào hình ảnh lễ nhậm chức của ông ta.

Trong các cuộc trao đổi trực tiếp với các quan chức, giới doanh nhân và cả dân chúng thì họ đều thẳng thắn thừa nhận những dấu hiệu tiêu cực của nền kinh tế, trái ngược lại những tuyên truyền của chính phủ về “sự ổn định” hay “mọi việc đang ngày càng tốt hơn”.

Ảnh 2.
Trung Quốc đang tự huyễn hoặc mình bằng những số liệu bị thổi phồng

Cụ thể, theo các con số thống kê chính thức, tổng thu ngân sách đã liên tục giảm từ tháng 5 trở lại đây. Trong đó, số thu từ thuế thu nhập doanh nghiệp cũng sụt giảm rất mạnh so với cùng kỳ, điều này phản ánh sự chật vật của giới doanh nhân trong năm nay. Điều gần tương tự cũng xảy ra với thuế thu nhập cá nhân, nguồn thu này sụt giảm 30% từ đầu năm chứng tỏ người dân cũng đang vật lộn với sự ảm đạm của nền kinh tế. Ba chỉ số này đặt cạnh tốc độ tăng trưởng 6.0% của chính phủ càng khiến bộ mặt của chính quyền Bắc Kinh trở nên kệch cỡm. Làm sao mà nền kinh tế có thể tăng trưởng khi mọi thứ đều đi xuống như thế?

Cứ cho rằng thu ngân sách giảm là do chính sách cắt giảm thuế má và nền kinh tế được kích thích để đạt mức tăng trưởng 6%, nhưng nếu như vậy thì các doanh nghiệp cũng phải tăng trưởng và làm ăn có lãi, dân chúng có thêm thu nhập, thu ngân sách từ hai đối tượng này cũng phải tăng lên chứ không thể giảm như thống kê đã đưa ra. 

Rõ ràng, không có sự tăng trưởng nào tương ứng với con số 6.0% cả. Hơn lúc nào hết, Bắc Kinh nên nhận thức rằng, nền kinh tế đang trong giai đoạn khó khăn và chỉ có cải cách mới thay đổi được tình thế.

Nhưng câu hỏi đặt ra ở đây là, bên cạnh sức ép từ Trump thì yếu tố nào khiến nền kinh tế đi xuống nhanh như vậy chỉ sau vài tháng khai chiến với Mỹ? Rõ ràng, phải có vấn đề nội tại bên trong thì khi gặp phải bất lợi từ bên ngoài mới khiến nền kinh tế quay đầu như vậy. 

Ảnh 3.
Các doanh nghiệp tư nhân đang có xu hướng dịch chuyển sản xuất ra nước ngoài

Câu trả lời là sự mất niềm tin của các doanh nghiệp tư nhân và sự lạc hậu của khối doanh nghiệp nhà nước.

Niềm tin của khối tư nhân gần đây sụt giảm nghiêm trọng, trước đây thì họ bị phân biệt đối xử với các ông lớn nhà nước nhưng ít ra vẫn có cửa ra là thị trường quốc tế, đặc biệt là Mỹ. Nhưng giờ đây, cánh cửa đó đang bị đóng lại thì họ gần như bị bóp nghẹt, tình hình kinh doanh ngày càng khó khăn, cảm giác bị chính quyền nhũng nhiễu, tất cả khiến sự tin tưởng của họ ngày càng đi xuống. Cá biệt, theo con số báo cáo từ một vài tỉnh, 70% doanh nghiệp đã chuyển sản xuất ra nước ngoài, tất nhiên con số này không đại diện cho tất cả nhưng nó phản ánh một điều rằng khối tư nhân đang thiếu sự tự tin. Họ không cảm giác được tài sản của họ được bảo vệ với cơ chế “sở hữu toàn dân”, do đó cũng không muốn đầu tư dài hạn để mở rộng sản xuất. Nhà nước cần phải cho họ sự tự do, không bị phân biệt đối xử và thật sự bảo vệ quyền sở hữu tài sản cá nhân của họ.

Còn khối doanh nghiệp nhà nước, như tất cả đều biết, là con cưng của chính quyền Bắc Kinh nhưng lại chậm chạp đổi mới, tất cả khẩu hiệu khi nhắc đến DNNN lại là để củng cố “sự lãnh đạo của Đảng”. Rõ ràng, khi được ưu ái như vậy, các DNNN là động lực tăng trưởng của nền kinh tế nhưng chúng lại chèn ép khối doanh nghiệp tư nhân và mang về một đống nợ lơ lửng trên đầu dân chúng. Đó là điều thực tế đang xảy ra và đã đến lúc để thẳng thắn đối diện với sự thật: quá trình cổ phần hóa các DNNN vẫn còn quá chậm chạp và trì trệ, dường như chính phủ không muốn bỏ rơi những đứa con cưng của họ vậy!

Ảnh 4.
Ông Tập liệu có nhận ra được những vấn đề phải đối mặt hay ông đang mải mê tìm kiếm chiến thắng trước Trump?

Vấn đề không chỉ dừng lại ở 2 khối doanh nghiệp tư nhân và nhà nước, sự trì trệ còn tồn tại cả trong bộ máy chính quyền. Hơn nửa thời gian của các nhân viên trung ương hiện tại là dành cho các cuộc thanh kiểm tra, các bài nghiên cứu khoa học sáo rỗng, còn nhân viên địa phương cũng chẳng khá khẩm hơn là bao. Thế nhưng tất cả đều đang ngốn một đống ngân sách thường xuyên của nhà nước, thu ngân sách chỉ tăng 3.3% nhưng chi thường xuyên tăng 9.6%! Sức sống của nền kinh tế đang bị bào mòn bởi những khoản chi tiêu không hiệu quả, và tình hình này còn tiếp diễn thì Trung Quốc càng lâm vào vũng bùn, sự thắng thế trong cuộc chiến với Trump chỉ là sự gồng mình làm màu với thế giới mà thôi.

Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x