Red Bull Leipzig phá vỡ sự kỷ luật của người Đức và luật 50+1 của Bundesliga như thế nào

Chính trị - Xã hội

Bundesliga là giải đấu được tổ chức kỷ luật và có những quy định khắt khe nhằm bảo vệ các đội bóng khỏi sự thao túng của những tập đoàn lớn như cách mà PSG và Man City đã bị trong quá khứ. Đặc biệt là với điều luật 50+1 nổi tiếng. Ấy vậy mà Red Bull Leipzig (thuộc Red Bull) là ngoại lệ tại đây và họ đang chễm chệ ở vị trí thứ 2 trên BXH, chỉ sau ông lớn Bayern Munich. Đâu là lý do?

Bundesliga và luật 50+1 khắt khe của người Đức

Người Đức nói chung và bóng đá Đức nói riêng luôn nổi tiếng vì sự kỷ luật, lỳ lợm, chẳng thế mà tuyển Đức được mệnh danh là Cỗ xe tăng. Không chỉ ở quy mô tuyển quốc gia, giải vô địch quốc gia Đức – Bundesliga – cũng không nằm ngoài quy luật này.

Người Đức vốn xem bóng đá là một môn thể thao cộng đồng, gắn kết con người với con người, họ không muốn biến Bundesliga trở thành Ligue 1 hoặc EPL, nơi các tỷ phú lũng đoạn nền bóng đá bằng cách vung tiền tấn vào thao túng một câu lạc bộ. Trong khi UEFA còn đang chậm chạp, chưa có phương án hữu hiệu đối phó tình trạng này (thời diểm Luật công bằng tài chính chưa ra đời) thì người Đức tự hiểu rằng, họ phải tự cứu lấy mình. Và luật 50+1 ra đời.

Luật 50+1 là gì?

Nói một cách đơn giản và dễ hiểu, 50+1 thì bằng 51, đây là số cổ phần mà một cổ đông cần nắm để sở hữu một công ty hay một câu lạc bộ. Và Luật 50+1 sinh ra nhằm ngăn một cổ đông có thể nắm 51% trở lên để sở hữu một đội bóng.

CĐC ủng hộ điều liệu 50+1 trên khán đài

Cụ thể hơn, luật này yêu cầu các hội viên chính thức của Hội CĐV một CLB phải được sở hữu 50+1 (51%) cổ phần của chính câu lạc bộ đó, đồng nghĩa với việc một cổ đông ngoài chỉ có thể sở hữu tối đa 49% cổ phần còn lại, tức là không thể sở hữu được CLB đó.

Như vậy, CLB vừa ngăn được việc bị các tỷ phú thâu tóm, lại vừa được sở hữu bởi hội cổ động viên, những người là nòng cốt cho đội bóng, đảm bảo nuôi sống tình yêu của họ với CLB. Chẳng thế mà ở Bundesliga các đội bóng có tính cộng đồng rất cao, cũng gần giống ở Việt Nam, mỗi đội bóng đại diện cho một địa phương và là đời sống tinh thần của người dân ở đó. Hãy nhìn các khán đài bóng đá ở Bundesliga, những màn fan chant hoành tráng của họ, bạn có thể hiểu được bóng đá cộng đồng nghĩa là như thế nào tại Đức.

Màn fan chart hoành tráng trên sân Dortmund
Màn fan chart hoành tráng trên sân Dortmund

Red Bull là ai? Hành trình tập đoàn nước giải khát tiến vào thế giới bóng đá

Red Bull thì có lẽ không cần nói ai cũng biết, thương hiệu nước giải khát Bò húc này nổi tiếng trên toàn thế giới với doanh thu hàng năm vào khoảng 6 tỷ đô (2018). Nếu so ra thì 6 tỷ này chỉ là số lẻ so với PSG (Qatar) và Man City (UAE).

Nhưng Red Bull lại là một công ty có truyền thống bóng đá, họ đầu tư cho rất nhiều đội bóng và tạo ra một “vũ trụ bóng đá”.

Vũ trụ bóng đá của Red Bull

Trong số trên, nòng cốt của Red Bull là 4 đội bóng: RB New York, RB Brasil, RB Salzburg, RB Leipzig. Và RB Leipzig là đội bóng ở Bundesliga mà bài viết này đề cập đến.

4 CLB trọng điểm đầu tư của Red Bull

Red Bull lách luật 50+1 của Bundesliga để mua lại Leipzig như thế nào?

Leipzig là một CLB nằm ở thành phố Leipzig, thuộc Đông Đức, nơi mà bóng đá đỉnh cao đã lụi tàn và không xuất hiện trên bản đồ Bundesliga từ sau khi sát nhập hai miền với nhau, tất cả 19/20 đội bóng còn lại thi đấu tại Bundesliga đều là các đội Tây Đức.

Có lẽ vì nền kinh tế Đông Đức ảm đạm kéo theo sự đi xuống của các đội bóng ở đây, tuy nhiên tiềm năng bóng đá thì không thể phủ nhận khi Đông Đức cũng từng là thế lực bóng đá trong quá khứ. Nhận ra điều này, năm 2009 Red Bull đã mạnh dạn đầu tư cho CLB Leipzig khi đó còn có tên là SSV Markranstädt, vốn lúc đó đang thi đấu tận tại giải hạng… năm. Trong vòng 8 năm, RB Leipzig đã thăng năm hạng để lên thi đấu tại Bundesliga, sau 3 năm lên thi đấu tại đây thì họ đã giành ngôi Á quân vào năm ngoái, năm nay là năm thứ 4 và họ cũng chỉ đang xếp sau Bayern Munich với 1 điểm kém hơn.

Câu hỏi bây giờ là Red Bull bằng cách nào đã qua mặt Bundesliga?
Rất đơn giản, Red Bull mua lại 49% cổ phần của Leipzig, sau đó bằng sức mạnh của cổ đông lớn, họ định giá phần còn lại của đội bóng với mức giá cực cao khiến cho không nhiều cổ động viên có khả năng mua được. Sau đó bằng các biện pháp, mua chuộc, cài người vào hội CĐV đội bóng để những người này mua lại cổ phần trong số 51% mà hội CĐV được sở hữu kia. Vậy là Red Bull đã vượt qua chướng ngại 50+1 không mấy khó khăn. Tuy nhiên, phải nhắc lại là Red Bull chỉ làm được điều này vì họ đã chọn mua lại một đội ở tận hạng năm, sau đó tiến dần lên Bundesliga. Nếu định sử dụng cách này cho 19/20 đội còn lại đang thi đấu ở giải đấu cao nhất thì e là xác suất xảy ra gần như bằng 0.

Nhưng Red Bull không phải là tỷ phú tiêu tiền như nước giống PSG hay ManCity

Như đã nói ở trên, Red Bull chọn mua lại một đội hạng năm rồi dành tới 8 năm đầu tư để thăng hạng Bundesliga cho thấy họ có thừa sự kiên nhẫn cũng như chiến lược để đầu tư vào bóng đá. Và thật vậy, cách mà Red Bull điều hành đội bóng nghiêng về phát triển bền vững kiểu “con nhà nghèo” nếu so với PSG và Man City.


Theo thống kê của trang web chuyển nhượng Transfermarkt, trong vòng 5 năm từ mùa giải 2015-2016 đến 2019-2020, số tiền RB Leipzig chênh lệch khi mua bán cầu thủ trên thị trường chuyển nhượng là (lỗ) 160 triệu đô, tức là trung bình mỗi mùa họ lỗ 32 triệu đô. Mức lỗ này chỉ bằng với những câu lạc bộ khác như Leicester City (142 triệu) hay Napoli FC (161 triệu). Nếu so với những con số khủng khiếp của Man City (668 triệu); PSG (445 triệu); Man United (539 triệu) thì đây là con số chấp nhận được.

Top 22 đội bóng thâm hụt từ chuyển nhượng nhất giai đoạn 2015-2020

Thay vì đổ quá nhiều tiền vào thị trường chuyển nhượng, Red Bull còn đầu tư hệ thống đào tạo trẻ, các phòng chức năng, trung tâm tập luyện, biến một địa phương vô danh trên bản đồ bóng đá đỉnh cao thành một đại bản doanh của CLB thường xuyên góp mặt trong top 5 Bundesliga. Đem đến bầu không khí tươi mới cho cả thành phố Leipzig, hàng tuần cho người dân tại đây thưởng thức những bữa tiệc mãn nhãn đỉnh cao mà hàng chục năm nay người dân Leipzig nói riêng và người dân Đông Đức nói chung chưa từng biết tới.

Đội bóng bị ghét nhất nước Đức gọi tên RB Leipzig

Bỏ qua tất cả những điều tốt đẹp đã đem tới cho thành phố Leipzig, nếu nhìn vào tương quan của RB Leipzig với các đội còn lại ở Bundesliga, chúng ta lại rất dễ hiểu tại sao họ lại bị phần còn lại ghét đến như vậy.

Bảng thống kê thâm hụt chuyển nhượng của các CLB Đức

Trong khi đa số các đội bóng Bundesliga có mức chi tiêu rất hạn chế, số thâm hụt chuyển nhượng chỉ dao động ở mức 20-30 triệu đô trong 5 năm vừa qua, tức là mỗi năm chỉ 4-6 triệu đô. Riêng BVB (Dortmund) còn kiếm được 164 triệu đô từ chuyển nhượng, hoặc Hoffenheim 1899 cũng kiếm được 116 triệu đô. Có thể thấy, chi tiêu hoang phí không phải là phong cách của Bundesliga.

Trái ngược với đa số là Bayern Munich – âm 173 triệu đô và RB Leipzig – âm 160 triệu đô. Nếu Bayern là ông kẹ của giải từ hàng chục năm nay với tiềm lực tài chính hùng hậu đồng thời cũng sở hữu số lượng anti-fan đông đảo, và dù sao người Đức cũng đã quen với điều đó. thì RB Leipzig lại ngược lại. Vừa là CLB của một tập đoàn nước ngoài, vừa đốt tiền vào thị trường chuyển nhượng khi so với các đội còn lại, lại đi ngược lại truyền thống của bóng đá Đức (hay chính xác là Tây Đức), tất cả biến họ trở thành cái gai trong mắt người hâm mộ bóng đá Bundesliga nói chung.

Không khi thù địch luôn hiện hữu mỗi khi RB Leipzig đến làm khách của các đội còn lại

CĐV phản đối Red Bull
CĐV ném đâu bỏ trên đường RB Leipzig vào sân vận động
CĐV phản đối Red Bull

Người hâm mộ của các CLB truyền thống chỉ trích RB Leipzig vốn hình thành theo xu thế mới của PSG và Man City, vì đó là những đội chỉ tồn tại dựa vào một nhà tài trợ, và nhà tài trợ thì có thể sẵn sàng rút tiền đầu tư bất cứ khi nào họ muốn. Các CLB dạng mới này còn chiếm mất chỗ của một đội nào đó giàu truyền thống hơn nhưng kém giàu có. Ví dụ là Leipzig đã đánh bại Nuremberg, đội có truyền thống mạnh ở bóng đá Đức để giành một suất thăng hạng Bundesliga.

Súp Lơ – Tổng hợp

Bayer 04 Leverkusen (thuộc Tập đoàn Bayern) và VfL Wolfsburg (thuộc Volkswagen) là 2 trường hợp ngoại lệ mà CLB thuộc sở hữu của công ty được phép tồn tại ở Bundesliga vì những đội bóng này đã ra đời từ trước khi luật 50+1 có hiệu lực, đồng thời họ cũng là những đội bóng tuân thủ rất nghiêm ngặt tinh thần bóng đá Đức nên không bị xem là kẻ ngoại lai như RB Leipzig.

Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x