Hong Kong trước tai nạn kép từ biểu tình và coronavirus

Chính trị - Xã hội
Bài viết còn được đăng tại Súp Lơ Lovelock

Hàng tháng trời chìm trong biểu tình và bạo lực leo thang, Hong Kong lại phải tiếp tục đối mặt với sự căng thẳng về kinh tế khi kẹt giữa cuộc chiến thương mại của Trung Quốc và Mỹ, con tàu kinh tế Hong Kong bước đầu đã có dấu hiệu trật đường ray. Đúng lúc này, dịch coronavirus bùng phát ở Đại Lục khiến cho con tàu vốn đã bất ổn lại càng có nguy cơ lao đao hơn nữa.Theo con số chính thức đưa ra, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Hong Kong đã giảm 1.2% năm 2019, riêng quý 4 giảm 2.9%. Quý 4 cũng là thời điểm các cuộc biểu tình quy mô lớn đòi dân chủ lên cao, người biểu tình tràn ngập các đường phố chính tại đây.

https://ipfs.icetea.io/gateway/ipfs/QmVXiT8oiA4e59Kk31iEgUTFHkgf8ffK5soFME523hkt8t
Người biểu tình tràn ra chiếm các con phố lớn ở Hong Kong gây tắc nghẽn không chỉ giao thông mà còn cả nền kinh tế

Tình hình có vẻ khả quan hơn vào trước Tết nguyên đán, khi trung tâm tài chính này chứng kiến sự sụt giảm số lượng các cuộc biểu tình cũng như số người tham gia, cùng lúc là cái bắt tay “có vẻ” thân thiện giữa Trung Quốc và Mỹ trong những thỏa thuận đầu tiên sau những tháng dài dai dăng chiến tranh kinh tế.Tuy vậy, niềm vui ngắn chẳng tày gang, viễn cảnh chưa kịp tươi sáng thì bóng tối của coronavirus nhanh chóng bao phủ nền kinh tế Hong Kong khi chính quyền Vũ Hán công bố dịch và phải phong tỏa thành phố. Kéo theo đó là nỗi lo sợ khắp châu Á cũng như toàn cầu, ký ức về đại dịch SARS 2003 ám ảnh không chỉ thế giới mà đặc biệt là người Hong Kong.

https://ipfs.icetea.io/gateway/ipfs/QmVVPJsWeSvu85fWTqwfyfCUS9y9S37Lx9rt8Pw9UCBPyV
Đường phố Hong Kong được tẩy trùng trong đại dịch SARS 2003

Trong đại dịch SARS năm đó, 280 trong số 774 người chết ở Hong Kong, đây là vùng lãnh thổ có số lượng người chết cao chỉ sau Đại Lục, trong năm đó GDP Hong Kong cũng tụt giảm 0.5% vào quý 4, trước khi hồi phục lại vào năm sau.Tất nhiên, tình hình hiện tại vẫn chưa phải quá bi quan, mới chỉ có 15 trường hợp nhiễm được xác nhận và chưa có ai chết, so với con số hơn 400 người chết tại Đại Lục thì có vẻ mọi thứ vẫn trong tầm kiểm soát.

Tai nạn kép cho nền kinh tế

Mặc dù vậy, những hậu quả dai dẳng từ các cuộc biểu tình vẫn không hề đơn giản. Hàng triệu người xuống đường yêu cầu quyền dân chủ cũng như cải cách khối cảnh sát, các cuộc đụng độ giữa người biểu tình và cảnh sát chìm trong bạo lực, hơi gas, bom xăng, đạn cao su, vòi rồng, diện mạo của thành phố trở nên khủng hoảng trong mắt thế giới.

https://ipfs.icetea.io/gateway/ipfs/QmVQivNHBbvHpuuYXXqoTSTwjc6s9H1xCJTW5pVJRDfx2j
Bạo lực leo thang giữa cảnh sát và người biểu tình trên đường phố Hong Kong

Biểu tình khiến cho ngành kinh doanh khách sạn, lưu trú cũng như đồ ăn, đồ uống bị ảnh hưởng nặng nề. Người dân sợ đi ra đường, tránh xa các đám đông, rời khỏi các phương tiện công cộng, đây đều là ác mộng với những ông chủ doanh nghiệp. Vào trước dịp Tết nguyên đán, cụ thể là 2 tuần đầu tháng 1/2020, nhu cầu mua sắm và du lịch tăng trở lại để chào đón dịp lễ lớn nhất năm tại Trung Quốc đã giúp tình hình khởi sắc hơn một chút. Các ông chủ lại có niềm tin trở lại và hi vọng mọi thứ sẽ tiếp tục tươi đẹp sau Tết, thì bất chợt, coronavirus ập đến.Trường học đóng cửa, công chức làm việc tại nhà, người dân đi ra ngoài ít hơn với khẩu trang bịt kín mít, không chỉ thế chính quyền đóng biên một phần với Đại lục để ngăn chặn đà lây nhiễm của virus khiến cho lượng khách sụt giảm mạnh. Đặc biệt trong bối cảnh Hong Kong là địa điểm ăn chơi và du lịch nổi tiếng với phần đông du khách đến từ Đại Lục.

Vẫn quá sớm để bi quan

Tình hình coronavirus có thể còn kéo dài, chưa có dấu hiệu kết thúc khiến các dự báo tăng trưởng kinh tế đều bi quan. Ngân hàng Goldman Sachs tiếp tục giảm mức dự báo tăng trưởng quý 1 của Hong Kong từ 5.6% xuống còn 4%, các phân tích đều chỉ ra sự ảnh hưởng nặng đến các ngành du lịch, bán lẻ, lưu trú khách sạn, đồ uống, thực phẩm. Và không dừng lại ở quý 1, mọi chuyện có thể tiếp tục cho cả năm 2020 khiến mức tăng trưởng giảm xuống dưới 5%.

https://ipfs.icetea.io/gateway/ipfs/QmYVS7GVTnSJzjz5cwSA5ZrwcBrRd2RFi8WNzq4Pmxk7D9
Môi trường tự do kinh doanh từng khiến Hong Kong trở thành trung tâm tài chính lớn của Châu Á liệu có còn duy trì được trong những năm tiếp theo?

Tuy vậy, câu chuyện kinh tế của Hong Kong không chỉ là về sụt giảm khách du lịch, mà còn đến từ vấn đề thượng tầng hơn, môi trường kinh doanh của Hong Kong sẽ như thế nào sau khi chính quyền thành công dẹp bỏ các phong trào đòi dân chủ tại đây. Liệu các hãng tài chính quốc tế có còn thỏa mãn với bầu không khí mới lây nhiễm từ Đại Lục khi sự tự do vốn có của Hong Kong đang dần bị siết chặt bởi Bắc Kinh.Tất cả vẫn là câu hỏi còn để ngỏ, tuy nhiên mọi việc vẫn còn ở cuối con đường, mọi người cùng chờ ánh sáng nơi cuối đường hầm, mặc dù “chẳng có chút ánh sáng nào ở đó cả” – theo lời của Allan Zeman, nhà sáng lập Tập đoàn Lan Quế Phường sở hữu con phố ăn chơi cùng tên bậc nhất Hong Kong.

Súp Lơ – Lược dịch và bổ sung từ CNN Business

Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x