Với Trung Quốc, hãng công nghệ khổng lồ Tencent vừa là một biểu tượng quốc gia vừa là một mối đe dọa.

Chính trị - Xã hội

Sự phổ biến của ứng dụng WeChat tại Trung Quốc đang tạo ra một thách thức mới cho những nhà sáng lập của Tencent: sự giám sát ngày càng chặt chẽ từ Bắc Kinh.

The Wall Street Journal

tencent-1

Tencent, công ty với hơn 45.000 nhân viên, gần đây đã bắt đầu chuyển sang một trụ sở mới trị giá 600 triệu đô la ở Thâm Quyến.

Ứng dụng WeChat nổi tiếng của công ty có hơn một tỷ người dùng.

WeChat với hơn một tỷ người dùng, trong những năm gần đây nổi lên như là kênh  thông tin chính cho các cá nhân, người kinh doanh và bàn luận thể chế ở Trung Quốc. Điều đó biến Tencent trở thành biểu tượng quốc gia — một thế lực công nghệ có số má trên thế giới, nhưng cũng là mối đe dọa đối với một Đảng Cộng sản đã quen với việc kiểm soát chặt chẽ tự do ngôn luận trong nước.

Matthew Brennan, một nhà tư vấn công nghệ Trung Quốc cho rằng “Đang có sự xung đột giữa Tencent với chính phủ,”

Mọi người sử dụng WeChat để gửi tin nhắn, thanh toán hóa đơn, live stream, chơi game — cũng như chia sẻ những câu chuyện và quan điểm cá nhân của họ. Nhưng các nhà quản lý Trung Quốc lại hết sức lo ngại về việc WeChat đang được sử dụng để truyền bá “tin tức giả mạo” (fake news) và phản đối chính phủ, cùng với việc ẩn danh trên mạng để che giấu hoạt động bất đồng chính kiến.

Theo luật, Tencent có trách nhiệm loại bỏ các nội dung bất hợp pháp khỏi bảng tin cũng như trên các nền tảng khác – bao gồm bất kỳ thứ gì gây nguy hiểm cho “danh dự và lợi ích quốc gia” hoặc làm suy yếu “đoàn kết dân tộc.”. Luật an ninh mạng mới của Trung Quốc cũng yêu cầu các công ty kiểm soát các nội dung vi  phạm trên nền tảng web của họ, bản thân Tencent đã bị phạt ít nhất hai lần vì các vi phạm này kể từ khi luật này có hiệu lực vào năm ngoái.

Sự can thiệp từ các nhà quản lý không chỉ dừng lại với WeChat. Bản thân Tencent cũng có mặt trong các lĩnh vực như thanh toán di động và game,  năm ngoái, phương tiện truyền thông nhà nước đã chỉ trích trò chơi di động hàng đầu của công ty là “chất độc” gây nghiện với người dùng.

Tencent đã từ chối bình luận về việc này, đồng thời Cơ quản Quản lý không gian mạng của Trung Quốc, cũng không trả lời khi được hỏi đến.

Với hoạt động hội nhóm lớn, WeChat có các biện pháp nhằm ngăn chặn mọi người sử dụng nền tảng để tổ chức hội họp các nhóm lớn, đây cũng được cho là lý do tại sao Trung Quốc chặn Facebook, Twitter và các nền tảng truyền thông xã hội phương Tây khác năm 2009. Không có lý do chính thức nào được đưa ra, tuy nhiên truyền thông nhà nước thì đổ lỗi cho các phương tiện truyền thông xã hội là nguyên nhân gây ra tình trạng bất ổn trong cộng đồng những người Hồi giáo thiểu số của Trung Quốc.

Trên WeChat, các nhóm (group) bị giới hạn tối đa là 500 thành viên, ngoài ra khi nhóm vượt quá 100 thành viên đầu tiên thì tài khoản của mỗi thành viên mới phải liên kết với số điện thoại di động của một công ty viễn thông nhà nước.

Nhận thức chung của nhiều người ở Trung Quốc biết rằng WeChat bị giám sát bởi chính phủ, các nhà hoạt động cho biết họ đã bị chính quyền  thẩm vấn về những gì họ bình luận trên mạng, mặc dù chúng là những bình luận riêng tư.

Sự phát triển mới, bước tiến mới

Game vốn là nguồn thu truyền thống của Tencent, nhưng thành công với Social media và quảng cáo cũng đang biến hai mảng này trở thành một nguồn thu khổng lồ khác.

tencent-4

Tencent tuyên bố họ không lưu tin nhắn WeChat trên máy chủ của họ cũng như chính quyền không có quyền truy cập những dữ liệu này, tuy nhiên dữ liệu người dùng không hề được mã hóa như cách WhatsApp và Facebook đang làm. Thực tế người dùng không lạ gì với việc Tencent có thể lưu lại dữ liệu của họ và bàn giao chúng cho cảnh sát khi bị yêu cầu.

Hơn nữa, khi người dùng biết về việc chính phủ có quyền truy cập vào dữ liệu của WeChat là một trở ngại cho sự phát triển của nó ở nước ngoài. Sự lo lắng này càng được chú ý hơn khi gần đây các hãng công nghệ ở Mỹ như Facebook cũng phản đối yêu cầu của chính phủ về việc truy cập dữ liệu khách hàng và các vấn đề khác.

Tất cả các hãng công nghệ lớn ở Trung Quốc, bao gồm đối thủ của Tencent – Alibaba, đều phải đối mặt với sự giám sát từ chính phủ. Nhưng sự giám sát với Tencent mạnh hơn vì  vai trò của WeChat, vốn là một mạng xã hội lớn.

X.L. Ding, giáo sư khoa học xã hội tại Đại học Khoa học và Công nghệ Hồng Kông, cho rằng: “Alibaba chỉ là một nền tảng nơi bạn mua và bán mọi thứ, còn Tencent thì khác vì nó có chức năng tuyên truyền và truyền tải thông tin.”

tencent-2

CEO Tencent – Ma Huateng (Ảnh chụp năm 2016).

Trong hoàn cảnh sự kiểm soát của chính phủ ngày một gia tăng, CEO của Tencent – Ma Huateng, từng bước trở thành người đại diện chính làm việc với chính quyền. Ông mặc dù không phải là đảng viên Đảng cộng sản, nhưng vị tỷ phú 46 tuổi này lại là thành viên tích cực của Quốc hội Trung quốc, một cơ chế chính trị bị kiểm soát chặt của Đảng cộng sản.

Theo những nguồn tin thân cận với công ty, ông và những người điều hành khác ngày càng dành nhiều thời gian hơn để đáp ứng nhu cầu của chính quyền. Luật đang thay đổi và những tác động của chúng tới các sản phẩm, dịch vụ của họ xuất hiện ngày càng nhiều trên bàn họp của ban giám đốc Tencent.

Alibaba và Tencent trở thành kẻ thống trị trong lĩnh vực thanh toán di động như thế nào?

tencent-3

Alibaba và Tencent đang nổi lên là các hãng dẫn đầu thế giới trong công nghệ thanh toán di động.

Một giám đốc điều hành của Tencent khi bình luận về vai trò chính của ông Ma khi làm việc với nhà lãnh đạo cấp cao của chính quyền cho rằng “Ông Ma là một người hướng nội tuy nhiên ông ấy nhận thức được việc ông ấy cần phải làm”. Vị giám đốc đó cho biết thêm, ông Ma thích được đắm chìm trong việc phát triển sản phẩm cũng như dịch vụ mới của công ty hơn là làm việc với chính quyền. Ông Ma đã từ chối đưa ra bình luận về những phát ngôn này khi được hỏi đến.

Tháng ba vừa rồi, báo cáo thường niên của Tencent vẫn chưa được công bố vì ông Ma đang quá bận rộn với vô số nhiệm vụ của ông tại Quốc hội Trung quốc, một điều thật khó có thể tưởng tượng được nếu nó xảy ra ở Mỹ.

Ông Ma đang hành động rất nhanh nhằm đưa công ty của ông ra khỏi tầm ngắm của chính phủ. Năm ngoái, Nhật báo Đảng cộng sản xuất bản một bài xã luận về game Honor of King của Tencent, bài báo diễn tả tình trạng học sinh tiểu học ngủ gật trong lớp học vì chúng thức khuya để chơi game này. Cổ phiếu của Tencent ở thị trường chứng khoán Hong Kong ngay lập tức tụt 3%.

Rất nhanh, Tencent đã đặt ra giới hạn giờ chơi trên game này với những người chơi dưới 18 tuổi, đồng thời ông Ma cũng bay tới Bắc Kinh để làm hòa và chụp những bức ảnh với lãnh đạo tòa soạn trong trụ sở của họ. Cổ phiếu của công ty đã đảo ngược đà giảm sau đó.

Nhà sáng lập Richard Kramer của Trung tâm nghiên cứu Arete, người đã theo dõi Tencent nhiều năm cho rằng “Họ (Tencent) cho thấy họ ngầm hiểu rõ mục đích của những người muốn “chỉnh đốn” họ.”

Gần đây, Tencent đã bắt đầu chuyển 45.000 nhân viên của mình tới trụ sở mới trị giá 600 triệu USD ở Thâm Quyến, nơi là một trung tâm phức hợp với những cầu đi bộ trên cao nối liền hai tòa nhà chọc trời.

Các kỹ sư đã từng lên một kế hoạch táo bạo cho vị trí làm việc của Ban giám đốc khi họ dự kiến đưa ông Ma và cộng sự của ông tới vị trí thật nổi bật của tòa nhà với sự nhận biết tối đa, giống như cách tháp điều khiển trên một con tàu chiến gây ấn tượng với người nhìn.

Tuy nhiên, kế hoạch này đã không thể xảy ra. Lý do duy nhất: Rất nhiều quan chức chính phủ gọi điện đến yêu cầu những chuyến viếng thăm sau này của họ phải được kín đáo. Cuối cùng, văn phòng điều hành chuyển sang một vị trí khiêm tốn ở bên tòa tháp cao hơn.

Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x