Khung cảnh hoạt động tại ga của hãng China Shipping ở Cảng Lost Angeles ngày 13/10/2015.
Chính quyền Trump đang bắt đầu một cuộc chiến tranh thương mại với toàn thế giới, đặc biệt là gây hấn với Trung Quốc, Trump đã giáng mức thuế suất thẳng vào hàng hóa từ Trung Quốc. Năm 2017, hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu qua Mỹ vào khoảng 500 tỷ USD, ở chiều ngược lại, mức xuất khẩu của Mỹ vào khoảng 130 tỷ USD, và ngài Tổng thống goi đó là 370 tỷ đô thâm hụt “trộm cắp” của Trung Quốc, nhưng với hầu hết những nhà kinh tế học, họ không cho rằng điều đó có hại với nước Mỹ.
Các công dân Mỹ cần được nghe về sự thật mối quan hệ giữa Mỹ – Trung chứ không phải là những lời buộc tội ngụy biện của ngài Tổng thống. Thực tế, bất chấp những lời buộc tội của Trump, mối quan hệ thương mại giữa hai quốc gia rất tự do cũng như công bằng, sau đây là 10 điều giải thích tại sao như thế.
1 Mặc dù là một quốc gia đang phát triển, và đúng là mức thuế suất áp lên hàng từ Mỹ vào Trung quốc cao hơn hàng từ Trung Quốc vào Mỹ, tuy nhiên mức thuế đó vẫn thấp hơn nhiều các quốc gia đang phát triển khác, bao gồm cả Ấn độ. Bắt đầu từ khi gia nhập WTO năm 2001, Trung quốc đã liên tục giảm hàng rào thuế quan của mình, Trung quốc cũng là thị trường tăng trưởng mạnh nhất cho hàng hóa từ Mỹ, và những nhà xuất khẩu Mỹ không hề ngu ngốc chút nào. Họ biết rõ khi một thỏa thuận có tốt cho họ hay không. Theo số liệu của Bộ Thương mại Trung Quốc công bố năm ngoái, tỷ trọng hàng hóa Mỹ xuất khẩu vào Trung quốc bao gồm: 56% đậu nành, 26% máy bay Boeing và 17% ô tô.
2. Đối với những hàng hóa xuất khẩu đến Mỹ, những nhà nhập khẩu Mỹ cũng vậy, họ không hề ngu ngốc. Không ai ép họ phải mua hàng Trung quốc. Thưc tế hàng rẻ từ Trung quốc giúp rất nhiều cho tầng lớp trung lưu ở Mỹ, khi mà, ở tầng lớp này, với cùng mức thu nhập không hề tăng trong nhiều năm qua lại có thể mua được nhiều hàng hóa hơn.
3. Không phải là rào cản từ phía Trung quốc mà là các biện pháp kiểm soát xuất khẩu của Mỹ. Trong mối quan hệ giữa hai bên, Trung quốc có lợi thế về lao động giá rẻ, còn Mỹ thì lợi thế về vốn và đất đai rộng lớn. Trung quốc xuất khẩu hàng hóa giá rẻ còn Mỹ xuất khẩu sản phẩm công nghệ và hàng hóa nông sản. Tuy nhiên, chính sách xuất khẩu của Mỹ thậm chí còn khó khăn hơn cả châu Âu, đặc biệt là Đức, và Nhật, chúng quyết định danh mục và số lượng hàng hóa được xuất khẩu đi. Nếu không cấm xuất khẩu 20 sản phẩm cộng nghệ cao như máy bay, động cơ máy bay, hệ thống định vị, laser và sợ quang học, thâm hụt giữa hai nước đã không cao như thế.
4. Số liệu thâm hụt không phản ánh đúng thực tế. Lấy ví dụ về chiếc điện thoại iPhone của Apple, khi chúng được lắp ráp ở Trung quốc và chuyển tới Mỹ, chúng gia tăng đáng kể thâm hụt thương mại giữa Mỹ và Trung quốc. Nhưng thực ra, công nhân và nhà xưởng ở Trung quốc chỉ nhận được 5% giá trị của một chiếc iPhone, chủ yếu là chi phí nhân công, trong khi đó, thương hiệu, thiết kế, chi phí marketing chiếm tới 60% giá trị của nó. Trung quốc thậm chí không cung cấp linh kiện cho iPhone, linh kiện đến từ chuỗi cung ứng ở khắp nơi trên thế giới và lợi ích quay lại cho những nhà cung cấp đó chứ không phải Trung quốc. Theo một tính toán, giá xuất xưởng của một chiếc iPhone là 240$, con số này rõ ràng đã phóng lại số liệu xuất khẩu thực sự từ Trung quốc sang Mỹ, thực tế người Trung quốc chỉ nhận được ít hơn 9$ trên mỗi chiếc iPhone.
5. Khi những nhà bảo hộ Mỹ nói về thâm hụt thương mại với Trung quốc, họ cố tình bỏ qua thặng dư của Mỹ trong những ngành “ dịch vụ”, ví dụ như du lịch, giáo dục, ngân hàng, bảo hiểm và phí bản quyền. Theo số liệu thống kê của Trung quốc năm 2017, mức thặng dư ở mức 54.1 tỷ USD và đang tăng mạnh trong 10 năm vừa qua.
6. Một điều khác các nhà bảo hộ cố tình bỏ qua là doanh thu của các công ty Mỹ ở Trung quốc đã vượt quá 500 tỷ USD. Những công ty này đã kiếm được những khoản lợi nhuận kếch xù từ thị trường đang tăng trưởng nhanh của Trung quốc, sự thành công của họ cũng thúc đẩy việc xuất khẩu linh kiện và quyền sở hữu trí tuệ sang Trung quốc.
7. Về sở hữu trí tuệ, Trump liên tục buộc tội Trung quốc ăn cắp công nghệ của Mỹ và ngăn cấm hàng Mỹ. Thực tế Trung quốc đã ra Luật bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ từ 1990, và vẫn còn có hiệu lực cho đến nay. Năm 2017, phí bản quyền thanh toán quốc tế của Trung quốc là 28.6 tỷ USD, gấp 15 lần so với khi mới gia nhập WTO năm 2001, trong đó những người nắm bản quyền sở hữu trí tuệ ở Mỹ là những người hưởng lợi lớn nhất.
8. Các cáo buộc công ty Trung quốc ép buộc chuyển giao công nghệ lại là một cáo buộc lỗi thời khác. Không hề có luật nào bắt buộc điều đó cả, các liên doanh dựa trên các điều khoản thỏa thuận giữa hai bên và có những công ty Mỹ muốn chuyển giao công nghệ để có thể nhanh chóng tiếp cận với thị trường tỷ dân. Hai liên doanh ô tô GM và Ford bây giờ là hai trong số các nhà sản xuất ô tô lớn nhất ở Trung quốc là minh chứng cho điều này.
9. Trump muốn ngăn chặn chương trình “Trung quốc 2025”, là một chương trình trợ cấp để hiện đại hóa ngành công nghiệp Trung quốc, ngài Tổng thống cáo buộc Trung quốc là “chủ nghĩa tư bản nhà nước”, nơi nhà nước nhúng tay quá nhiều vào thị thường. Thực tế, các khoản trợ cấp của Trung quốc đúng là không phù hợp với quy định của WTO, tuy vậy các doanh nghiệp có nguồn vốn ngoại cũng có thể nhân được các khoản trợ cấp này. Về phía mình, Mỹ cũng có các chính sách bảo hộ tương tự như vậy trong: chi tiêu quốc phòng, chất bán dẫn, nhà máy điện hạt nhân và công nghệ vũ trụ dân sự – quân sự.
10. Thực tế, các hoạt động thương mại của Trung quốc phù hợp với luật lệ của WTO. Là một thành viên như Mỹ, Trung quốc cứ hai năm một lần cũng chịu sự đánh giá lại của WTO. Từ khi gia nhập năm 2001, Trung quốc đã bị cáo buộc vi phạm 40 lần, còn Mỹ là 80 lần.
Trung quốc không hề muốn tiếp tục cuộc chiến tranh thương mại ngày càng leo thang giữa hai nước, nhưng họ cũng sẽ tự vệ. Tại thời điểm này, Trung quốc đang tiếp cận với các nhà đầu tư nước ngoài khác để đối phó với hành động của Mỹ. Mỹ có thể đánh mất cơ hội đầu tư nếu chính quyền Trump vẫn tiếp tục chính sách như hiện tại. Thậm chí tồi tệ hơn, hành động của ngài Tổng thống làm gợi nhớ lại những năm 30 của thế kỷ trước, khi Quốc hội thông qua Đạo luật bảo hộ thuế quan Smoot-Hawley, dẫn đến chiến tranh thương mại toàn cầu, chiến tranh tiền tệ và cuối cùng là Chiến tranh thế giới lần 2. Người Mỹ nên nhớ về lịch sử này và phản đối cuộc chiến thương mại nhằm vào Trung quốc.
Wang Yong (Vương Tông) là một giáo sư tại Trường nghiên cứu quốc tế – Đại học Bắc Kinh và là thành viên cao cấp không thường trú tại Trung tâm Trung quốc và Toàn cầu hóa, một Viện chính sách tư nhân (think tank) tại Bắc Kinh