Lược sử nhanh Nga và các quốc gia lân cận với Nga

Chính trị - Xã hội

Xung đột Nga – Ukraine những ngày gần đây làm giấy lên tranh luận của một bên Pro Nga và một bên Pro Mỹ. Tuy nhiên, có lẽ chúng ta ít có cái nhìn tổng quát về Nga và các nước lân bang do truyền thông rất ít đưa tin. Vì vậy hãy cùng điểm qua tình hình của các nước đó trong khoảng thời gian từ thế kỷ 19 cho tới nay xem sao

Đế quốc Nga
Đế quốc Nga từng có một vùng lãnh thổ rộng lớn xung quanh nước Nga ngày nay

Các nước giáp biên với Liên bang Nga

Đầu tiên là các nước có chung đường biên giới với Liên bang Nga, hay còn gọi là nước Nga ngày nay. Để xem tình hình kinh tế và lãnh thổ của các nước này như thế nào kể từ khi tách khỏi Liên Xô.

TT

Quốc gia

GDP đầu người PPP

Liên Minh

Quan hệ với Nga

Kinh tế - Chính trị

1

Na Uy

63,287

NATO

- Không xung đột

Không có xung đột, tranh chấp lãnh thổ

- Chính trị đa đảng, ổn định

- Kinh tế phát triển

2

Phần Lan

50,810

NATO
+ EU

- Có nhiều xung đột với Nga và Liên Xô cũ, điển hình là Cuộc chiến mùa đông 1939-1940

- Phần Lan có lợi thế băng tuyết và địa hình hiểm trở, dễ thủ khó công.

3

Estonia

37,925

- Đế quốc Nga chiếm 1721 – 1918

- Độc lập 1918 - 1940

- Thuộc Liên Xô 1940 - 1991

- Độc lập 1991

4

Latvia

32,212

- Đế quốc Nga chiếm 1700 – 1920

- Độc lập 1920 - 1940

- Thuộc Liên Xô 1940 - 1991

- Độc lập 1991

5

Litva

39,191

- Đế quốc Nga chiếm 1795–1914

- Độc lập 1918–1939

- Thuộc Liên Xô 1945–1990

- Độc lập 1991

6

Belarus

20,231

SNG

- Đế quốc Nga chiếm từ 1486 - 1918

- Thuộc Liên Xô 1920 – 1991

- Độc lập 1991

- Không có xung đột, tranh chấp lãnh thổ

- Chính phủ thân Nga

- Mới bị EU và Mỹ trừng phạt vì dùng máy bay quân sự buộc hạ cánh máy bay thương mại và bắt một nhà báo hồi tháng 5.

7

Ukraina

13,056

Cựu SNG

- Có nhiều quan hệ lâu đời với Nga từ lâu đời

- Thuộc Liên Xô 1939 – 1991

- Độc lập 1991

- Đang tranh chấp lãnh thổ với Nga

- Nga hậu thuẫn lực lượng ly khai tại Donbass

- Chỉnh phủ thân phương Tây

8

Gruzia

14,761

- Đế quốc Nga chiếm 1800 – 1918

- Thuộc Liên Xô 1918 – 1991

- Độc lập 1991

- Chiến tranh với Nga 2008, Nga hậu thuẫn Nam Ossetia và Abkhazia ly khai

- Chính trị đa đảng, chính phủ thân phương Tây

9

Azerbaijan

14,474

SNG

- Đế quốc Nga chiếm 1813 – 1918

- Độc lập 1918 – 1920

- Thuộc Liên Xô 1921 - 1991

- Xung đột và chiến tranh kéo dài với Armenia

- Chính phủ thân Nga

10

Turkmenistan

16,195

- Đế quốc Nga chiếm 1894 – 1918

- Thuộc Liên Xô 1918 – 1990

- Độc lập 1990

- Không có xung đột, tranh chấp lãnh thổ

- Chính quyền thân Nga và có xu hướng bài xích phương Tây

- Chính trị đa đảng nhưng thực tế có 1 đảng duy nhất.

11

Uzbekistan

7,731

- Đế quốc Nga chiếm vào thế kỷ 19 đến 1924

- Thuộc Liên Xô 1924 – 1991

- Độc lập 1991

- Không có xung đột, tranh chấp lãnh thổ

- Chính quyền thân Nga và có xu hướng bài xích phương Tây

12

Kyrgyzstan

4,962

 - Đế quốc Nga chiếm 1876 – 1919

- Thuộc Liên Xô 1919 – 1991

- Độc lập 1991

- Không có xung đột, tranh chấp lãnh thổ

- Chính trị: từng có một cuộc lật đổ tổng thống 2005

Có thể thấy, trong số 12 nước trên, trừ Na Uy và Phần Lan có ưu thế về địa hình thì tất cả các nước còn lại đều bị Đế quốc Nga xâm chiếm. Sau đó mỗi nước có một khoảng thời gian độc lập ngắn sau Cách mạng tháng 10 Nga rồi lại bị sát nhập vào Liên Xô. Đến 1990 – 1991 thì tất cả được độc lập trở lại.

Ngoài ra, quan sát tình hình hiện nay các nước này  có thể chia làm 3 nhóm:

– Nhóm 1, thoát Nga thành công: Na Uy, Phần Lan, Estonia, Latvia, Litva: Gia nhập NATO và EU từ sớm, nền chính trị đa đảng, kinh tế phát triển, được NATO hậu thuẫn nên không có xung đột biên giới với Nga, thu nhập đầu người rất cao.

– Nhóm 2, muốn thoát Nga: Ukraine, Gruzia: Thành viên cũ khối SNG sau đó rút ra, có ý muốn gia nhập NATO, chính trị biến động, xung đột biên giới với Nga, bị Nga hậu thuẫn các lực lượng ly khai và thực tế đã mất quyền kiểm soát các địa phương này. Nền kinh tế do xung đột nên không quá phát triển. Thu nhập đầu người nhỉnh hơn  Indonesia (12,068) một chút.

– Nhóm 3, đồng minh của Nga: Belarus, Azerbaijan, Turkmenistan, Uzbekistan, Kyrgyzstan: đồng minh với Nga trong khối SNG, nền chính trị cơ bản được xem là ổn định với tư tưởng thân Nga, bài xích phương Tây, một số nước bị phương Tây xem là độc tài. Trừ Belarus giàu hơn nhóm 2, các nước còn lại thì ngang bằng hoặc nghèo hơn. 

Các nước ở nhóm 3 trường hợp nếu muốn xoay sang thân thiện với phương Tây hơn và gia nhập NATO thì khả năng cao sẽ phải nhìn vào tấm gương nhóm 2 với Ukraine và Gruzia, nếu không muốn lãnh thổ bị chia cắt và Nga hậu thuẫn lực lượng ly khai.

Các nước đồng minh cũ với Liên Xô và không giáp biên với Nga

Ngoài các nước giáp biên, giờ hãy xem thử các nước từng thuộc khối Warszawa, đồng minh quân sự cũ của Liên Xô xem tình hình kinh tế của họ hiện nay như thế nào:

TT

Quốc Gia

GDP đầu người PPP

Liên Minh

Ghi chú

1

Ba Lan

34,406

NATO + EU

2

Séc

42,049

NATO + EU

3

Hungary

33,253

NATO + EU

4

Bulgaria

24,620

NATO + EU

5

Romania

31,945

NATO + EU

6

Slovakia

32,014

NATO + EU

7

Slovenia

40,124

NATO + EU

8

Croatia

29,134

NATO + EU

9

Albania

13,899

NATO

10

Montenegro

20,542

NATO

11

Bắc Macedonia

17,015

NATO

12

Armenia

13,307

SNG

13

Tajikistan

3,856

SNG

14

Moldoval

12,995

SNG

Có thể nhìn thấy, 3 nước nghèo nhất mới gia nhập NATO là Albania, Montenegro, Bắc Macedonia nhưng chưa được gia nhập EU. Tuy nhiên các nước này đều muốn gia nhập khối thịnh vượng này để hưởng lợi cho kinh tế. Các nước gia nhập NATO lẫn EU còn lại đều có mức thu nhập đầu người tương đối cao, đa số từ 30.000-40.000$, nghèo nhất là Bulgaria (24,620) cũng cao hơn nước giàu nhất trong Nhóm 3 (đồng minh với Nga) ở trên là Belarus (20,231).

3 nước đồng minh của Nga là Armenia, Moldava và Tajikistan là nghèo nhất trong nhóm này. Armenia thậm chí thường xuyên chiến tranh với chính một đồng minh khác của Nga là Azerbaijan.

Tổng kết

Dựa theo cách nhìn về kinh tế thì có thể thấy, các nước đồng minh thân thiết của Nga đa số nghèo hơn các nước đã thoát Nga và hướng sang EU thành công. Ngoài ra các nước thoát Nga thành công cũng được NATO bảo hộ nên không lo sợ xung đột, bị xâm chiếm, chiến tranh hay lực lượng ly khai. 

Trong khi đó, các nước là đồng minh cũ của Nga và giáp biên với Nga như Ukraina và Gruzia muốn thoát Nga thì đều bị Nga hậu thuẫn lực lượng ly khai, gây chiến tranh làm nền kinh tế bị suy yếu. Dựa vào lịch sử của Đế quốc Nga và Liên Xô sau này cũng có thể thấy, nước Nga là nước có ham muốn mở rộng lãnh thổ và xâm chiếm các quốc gia lân bang. (Chuyện này nghe giống anh bạn láng giềng phương Bắc của Việt Nam).

Có vẻ như vì yếu tố lịch sử này khiến cho khối EU giàu có và an toàn hơn luôn là hình ảnh hấp dẫn trong mắt các nước khác. Và tác giả cũng cho rằng đó là điều tất yếu, quốc gia nào cũng muốn mình có những đồng minh giàu có, không lo bị một quốc gia khác chiếm đất hay gây chiến tranh để yên ổn làm ăn, nâng cao đời sống nhân dân.

Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x