Những động thái trên thị trường cho thấy có vẻ như Trung quốc sẽ lùi bước trước trong cuộc chiến tranh thương mại, tuy nhiên các áp lực về chính trị tại Mỹ lại cho thấy điều ngược lại

Kinh tế

Chloe Aiello – CNBC

– Những diễn biến tại thị trường Trung quốc trông có vẻ như Chủ tịch Tập sẽ là người lùi bước trước trong cuộc chiến, tuy nhiên các chuyên gia lại cho rằng vẫn còn nhiều diễn biến khó lường khác.

– Chuyên gia Retledge cho rằng, xét về khía cạnh chính trị, dưới áp lực phản đối trong nước thì Tổng thống Trump mới là người phải từ bỏ trước.

– Áp lực Mỹ gây ra với Trung quốc có thể tăng lên khi xung đột với một số đối tác thương mại khác được giảm bớt, ví dụ như EU khi Trump vừa có cuộc hội đàm với Chủ tịch EU Jean Claude Juncker nhằm giải quyết bớt những bất đồng.

china-blink-first-1

John Rutledge trên chương trình “Closing Bell” của CNBC

Xung đột thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đang tăng lên đáng kể trong vòng vài tuần qua, đồng thời cũng gia tăng thêm áp lực cho cả hai bên nhằm xử lý tình trạng bế tắc này. Tuy nhiên câu hỏi là ai sẽ là người nhượng bộ trước?

Mỹ đã áp đặt thuế nhập khẩu lên 34 tỷ USD hàng hóa từ Trung quốc, đương nhiên cũng nhận được sự đáp trả tương tự từ quốc gia châu Á này. Sau đó, Tổng tống Trump đã chỉ đạo Đại diện thương mại Robert Lighthizer cân nhắc về khả năng đánh thuế thêm 200 tỷ giá trị hàng hóa Trung quốc với mức thuế suất 20% thay vì 10%, Bộ Thương mại Trung quốc cũng tuyên bố lời đe dọa tương ứng vào thứ năm ngay sau đó (02/8/2018).

Với diễn biến gần đây tại thị trường Trung quốc, ví dụ như chỉ số Shanghai Index của thị trường chứng khoán Thượng hải rơi vào tình trạng tệ nhất kể từ năm 2011, trong khi đó các chỉ số quan trọng của Mỹ vẫn xoay xở vượt qua được giai đoạn khó khăn này, đã cho thấy Trung quốc có thể là bên đầu tiên phải nhượng bộ trong cuộc chiến này. Tuy nhiên các chuyên gia cho rằng vẫn còn nhiều điều khác nữa chưa được kể đến.

John Rutledge, Giám đốc đầu tư của công ty Đầu tư toàn cầu Safada, trao đổi với chương trình “Closing Bell” trên CNBC: “Nếu chỉ xét ở thị trường chứng khoán thì nhận định trên (việc Trung quốc nhượng bộ trước) là hoàn toàn đúng, lý do là vì thị trường Trung quốc chịu ảnh hưởng lớn từ dòng vốn ngoại và dòng vốn này thực tế là đang chuyển ra khỏi Trung quốc.”

“Tuy nhiên trong vấn đề này, chúng ta cần phải xem xét đến 2 khía cạnh khác: một là về nền kinh tế, khía cạnh còn lại là về chính trị.”

Khi đề cập về chính trị, Rutledge cho rằng, Trump lại có thể là người phải lùi bước trước, khi phải đối mặt với áp lực từ chính trường trong nước. Áp lực đó tới từ những người nông dân tại những bang truyền thống của Đảng Cộng hòa cũng như các công ty Mỹ có hoạt động tại Trung quốc.

“Một phần ba giá trị gia tăng của hàng Trung quốc xuất khẩu đi là của các công ty Mỹ. Áp lực tới từ chính các công ty này, họ, đương nhiên không muốn làm hỏng việc của mình ở Trung quốc.”

Về phần Chủ tịch Tập Cận Bình, Retledge cho rằng, vị lãnh đạo của Trung quốc không phải đối mặt với những áp lực tương tự.

“Với Ông Tập, ông ta không hề có sự quan tâm tới người nghèo ở Trung quốc. Bạn đoán xem tại sao họ đánh thuế với đậu nành của Mỹ? Không phải là bởi vì nông dân của chúng ta mà vì ông ta không bận tâm đến áp lực từ trong nước.”

china-blink-first-2

Vernoique de Rugy và đồng nghiệp trên Closing Bell

Nhà bình luận chuyên nghiệp Vernoique de Rugy và đồng nghiệp của cô tại Trung tâm nghiên cứu Mercatus cũng đồng ý với nhận định trên.

Rugy trao đổi với CNBC vào thứ sáu tuần trước: “Trung quốc có một chính quyền đầy quyền lực. Thậm chí tôi nghi ngờ răng nơi này không hề tồn tại cái gọi là “áp lực lập pháp”. Sự lạc quan của chính quyền Trump khi tin rằng Trung quốc sẽ phải nhượng bộ thực sự là sự lạc quan tếu.”

Mattie Dupler – thành viên cấp cao của NTU (Liên minh người đóng thuế quốc gia) đồng ý rằng cả hệ thống chính trị của Trung quốc đang cùng nhau chống lại nguy cơ từ phía Trump. Mới đây Trump có buổi hội đàm với Chủ tịch EU Jean Clade Juncker nhằm giải quyết những bất đồng của hai bên, nếu mọi chuyện tốt đẹp thì xung đột của Mỹ với các đối tác khác như EU sẽ giảm bớt và giúp Trump tạo thêm nhiều áp lực hơn về phía Trung quốc.

Dupler cho rằng “Nếu có được một vài thỏa thuận thuận lợi hay ít nhất là giảm bớt xung đột với EU sẽ là cách để gia tăng áp lực lên các đối tác thương mại khác mà chúng ta cũng đang đàm phán hiện nay, đồng thời sẽ có tác dụng chống đỡ cho chính quyền Trump, những người tin rằng thuế quan là con bài có thể giải quyết mong muốn của họ.”

Bất chấp việc Trung quốc đe dọa sẽ áp thuế lên 60 tỷ USD hàng hóa Mỹ thì ba chỉ số thị trường của Mỹ vẫn đóng cửa ở mức cao. Mức thuế suất Trung quốc dự định áp là từ 5% đến 25%, đánh vào rất nhiều hàng hóa có liên quan tới nông nghiệp và một số khác là kim loại và hóa chất.

Tới thời điểm này thì vào ngày 03/8/2018, Trung quốc đã đưa lời đe dọa trên thành hiện thực – Súp Lơ.

 

Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x